Ngoại giao Nhà_Đường

Khi nhà Đường sử dụng vũ thành lập Triều đại, đã từng có quan hệ hữu hảo với các nước lân bang. Sau khi Đường Cao Tông kế vị, việc quân sự sa sút dần, mối quan hệ với các nước láng giềng bất ổn định: khi chiến khi hòa. Mới đầu nhà Đường đã từng thành lập 6 đô hộ phủ: An Tây năm 640, An Bắc năm 647, Thiền Vu năm 650, An Đông năm 668, An Nam năm 679Bắc Đình năm 701.[27]:135

Mô hình mũ áo của vua và vương hậu nước Tân La Kim vương quan

Khu vực đông bắc

Đối với vùng đông bắc quốc gia, lúc đó ở khu vực này có khá nhiều bộ lạc người Mạt Hạt cư trú. Thời Tùy Đường đã phân chia ra nhiều bộ tộc, trong đó Túc Mạt, Hắc Thủy, Bạch Sơn, Bá Đốt, Phất Niết, Hiệu Thất, và An Xa Cốt[chú thích 5], tên khác An Cư Cốt (安居骨).}} là 7 thế lực bộ lạc lớn mạnh. Năm 698, tại vùng đông bắc trước vốn là lãnh thổ của Cao Câu Ly, sau khi bị Tân La và nhà Đường phối hợp tiêu diệt, một viên tướng người Mạt Hạt của Cao Câu Ly là Đại Tộ Vinh lập nên Chấn Quốc. Năm 713, Đại Tộ Vinh thần phục nhà Đường, được Đường Huyền Tông sách phong là Bột Hải quận vương (渤海郡王), thiết lập Hốt Hãn châu (忽汗州). Tuy nhiên, Bột Hải Quốc cũng thường quấy nhiễu vùng duyên hải và biên cương phía đông bắc của nhà Đường, như năm 732, Bột Hải Vũ Vương Đại Vũ Nghệ phái tướng Trương Văn Hưu (張文休) đem thủy quân vượt vịnh Bột Hải tấn công vào Đăng Châu của Đường (nay thuộc Bồng Lai, Sơn Đông), sát hại thứ sử Đăng Châu là Vi Tuấn (韦俊). Nhưng sau đó 2 bên đã có bàn thuyết qua lại và nghị hòa, vua Bột Hải đề nghị liên minh, và thường cử con em quý tộc sang Trường An học tập. Năm 726, triều đình nhà Đường lại lập ra Hắc Thủy đô đốc phủ ở khu vực của bộ tộc Hắc Thủy Mạt Hạt. Nhà Đường và nước Tân La cũng có mối quan hệ mật thiết. Tân La đã từng phái nhiều lưu học sinh sang nhà Đường học tập, trong đó có một người ưu tú sau được phong làm Tiến sĩ, đó là Thôi Trí Viễn (Choe Chiwon, 崔致遠). Văn hóa Trung Quốc về sau cũng dần truyền bá vào hai nước Bột Hải và Tân La, đồng thời việc giao thương biên mậu rất thường xuyên.[25]:80 Từ năm 660 - 668, liên quân nhà Đường và Tân La trước sau đã diệt Bách TếCao Câu Ly. Sau chiến tranh Tân La-Đường, Tân La đã chiếm lấy toàn bộ vùng bán đảo Triều Tiên và lấy sông Đại Đồng làm ranh giới ngăn cách với nhà Đường. Năm 723, một vị sư người Tân La là Tuệ Siêu (慧超, Hyecho) [chú thích 6] đã cất công đi đến tận Quảng Châu rồi vượt biển sang các nước tại Ấn Độ để cầu kinh, lại theo lối tắt lên tận Ba Tư, Đại Thực và cả Đột Quyết, rồi trở về kinh thành Trường An, soạn viết bộ "Vãng ngũ Thiên Trúc quốc truyện" (往五天竺国传, truyện kể việc đi đến 5 nước ở Thiên Trúc). Một lưu học sinh người Tân La ở tại nhà Đường là Tiết Thông (薛聰, Seol Chong) cũng giúp nhà Đường chỉnh lý lại độc biểu ký pháp,[chú thích 7] tạo thuận tiện cho việc viết các hư từ hư tự tiếng Tân La, xúc tiến văn hóa Triều Tiên phát triển. Ở những vùng thành thị duyên hải phía đông nhà Đường có khá nhiều người Tân La sống tụ lại thành Tân La phường, và còn có Tân La quán tiếp đãi người Tân La, người Tân La nhập nội ngày càng đông đúc.

Các con đường mà sứ giả Nhật Bản sang Đường để kết nối sự giao thương hàng hải

Thời Võ Tắc Thiên, Oa Quốc (倭國) đổi xưng là Nhật Bản, cùng nhà Đường có mối quan hệ mật thiết. Thiên hoàng Kōtoku (孝徳天皇, Hiếu Đức thiên hoàng) của Nhật Bản thi hành cải cách, noi theo pháp chế nhà Đường, dùng chế độ trung ương tập quyền. Nhật Bản lại học tập theo chế độ quân điền, lập tô dung điều chế, lại lập hộ tịch và sổ sách tài chính...nhất nhất noi theo nhà Đường. Nhật Bản lại dựa theo luật "Đường lệnh" của nhà Đường mà ban hành "Đại Bảo lệnh". Ngay cả về mặt kiến trúc, Nhật cũng mô phỏng theo thành Trường An mà xây dựng 2 kinh thành Heian-kyō (Bình An kinh) và Heijō-kyō (Bình Thành kinh). Nhật Bản trước sau đã từng 13 lần phái sứ thần đến nhà Đường, mỗi lần đoàn sứ thần sang có đến trăm người, trừ những sứ thần và thủy thủ ra, còn có các lưu học sinh, sư tăng, thầy thuốc, âm thanh sinh, thợ mò ngọc, thợ rèn, thợ đúc, thợ tinh xảo sang học hỏi. Đặc biệt trong số đó, nổi danh sau này có một du học sinh người Nhật là Kibi no Makibi (吉備真備, Cát Bị Chân Bị) cùng Abe no Nakamaro (阿倍仲麻呂, A Bội Trọng Ma Lữ), còn có nhà sư Kūkai (空海, Không Hải) và Ennin (圓仁, Viên Nhân). Cao tăng Không Hải đã để lại tác phẩm "Văn kính bí phủ luận" (文鏡秘府論) và một bộ tự điển Hán tự của Nhật Bản là "Triện đãi vạn tượng danh nghĩa" (篆隸萬象名義). Cao tăng Viên Nhân khi tìm kiếm kinh kệ Phật Pháp đã đi khắp cả quận huyện nhà Đường, mang về rất lớn và rất nhiều cho Nhật Bản những kinh tượng Phật học và khí cụ. Một vị cao tăng người Bách Tế là Vị Ma Chi (味摩之) đã đi đến nhà Đường học tập và sau truyền đến Nhật Bản những vũ điệu cầu múa của vùng Kinh Sở, gọi là "Ngô kỹ nhạc" (吳伎樂). Ngay cả văn tự Nhật Bản là Hiragana (Bình giả danh, kiểu chữ mềm) và Katakana (Phiến giả danh, kiểu chữ cứng) cũng là biến thể của loại thảo thư và giai thư bộ thủ của Trung Quốc. Hòa thượng Giám Chân cũng từng được mời đến Nhật Bản, về sau thành lập phái Luật tông, có nhiều đóng góp cho việc truyền bá kinh đạo và nghề thuốc cho Nhật Bản. Nhờ những cuộc giao lưu giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt là qua việc truyền bá kinh Phật, đã khiến Phật giáo trở nên hưng thịnh ở Nhật Bản.[25]:80

Bấy giờ, bộ tộc Khiết Đan vốn là giống người Đông Hồ, tự xưng là dòng dõi của thanh ngưu bạch mã (con vật tôn thờ của họ). Đầu thời Đường, thủ lĩnh đứng đầu của Khiết Đan là Đại Hạ Ma Hội (大賀摩會) thần phục nhà Đường. Năm 648, Khiết Đan dưới chế độ ki mi (ràng buộc) đã thành lập Tùng Mạc đô đốc phủ (松漠都督府), Đại Hạ Quật Ca (大贺窟哥) làm Đô đốc ở đó và kiêm chức Tá lĩnh tướng quân, ban quốc tính họ Lý. Thời Võ Tắc Thiên, Đô đốc ở Doanh Châu - khu vực quản lý người Khiết Đan, là Triệu Văn Hối (趙文翽) nổi dậy làm phản suốt 10 năm. Đầu thời Khai Nguyên, Tùng Mạc đô đốc phủ phục tùng nhà Đường, quan hệ hòa hảo suốt hơn trăm năm, kinh tế văn hóa giao lưu càng phát triển, Khiết Đan trung thành cho đến khi nhà Đường bị diệt, sau đó, thủ lĩnh Khiết Đan là Da Luật A Bảo Cơ xưng hãn rồi xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Liêu.

Khu vực Tái Bắc và tây bắc

Đường tam thải,một loại lạc đà đi rất giỏi trên sa mạc, cõng trên lưng hàng hóa và những thương nhân Tây Vực

Đông Đột Quyết ở tây bắc thường tiến xuống phía nam đánh vào Trung Nguyên, mới đầu thời Đường đã có các thế lực phân hóa cát cứ ở phía bắc hợp với Đột Quyết đánh nhà Đường, gây ra mối họa lớn cho biên cương phía tây bắc nhà Đường. Các thời Cao Tổ và Thái Tông đều ra sức đề phòng, đến năm Trinh Quán thứ 3 (629) Thái Tông sai tướng Lý TĩnhLý Tích[chú thích 8] đem quân tiến đánh buộc Đông Đột Quyết phải hàng phục, tiểu khả hãn là Đột Lợi khả hãn đầu hàng, đại khả hãn Hiệt Lợi khả hãn bị bắt, Hãn quốc Đông Đột Quyết tiêu vong. Đa số dân chúng Đột Quyết đi đến Trường An, hoàng đế Thái Tông chiêu dụ cả thảy cho an trí ở đất Linh Vũ cho đến đất quận U Châu, thiết lập ki mi phủ để quản hạt, điều đó gây chấn động đến Tây Đột Quyết và các nước Tây Vực. Nhất tề các tiểu quốc ở phía tây này đến triều đình quy phục, cùng tôn Đường Thái TôngThiên khả hãn.[18]:70 Tây Đột Quyết sang phía tây đánh nước Ba Tư, phía bắc bình định nước Sơ Lặc, khống chế con đường tơ lụa. Cho đến năm 640 nhà Đường đánh thành Cao Xương (nay thuộc vùng đông nam Thổ Lỗ Phồn, Tân Cương), thiết lập An Tây đô hộ phủ. Năm 647 bình định Yên Kì,[chú thích 9] năm 648 bình định Quy Từ.[chú thích 3] An Tây đô hộ phủ dời đến Quy Từ, thống quản 4 trấn: Vu Điền, Cao Xương, Yên Kì và Quy Từ. Năm Hiển Khánh thứ 2 (657) thời Đường Cao Tông, tướng Tô Định Phương) và Tiêu Tự Nghiệp (蕭嗣業) đánh bại Tây Đột Quyết. Phạm vi thế lực của nhà Đường tại Tây Vực càng rộng. Nhà Đường lúc đó cùng với một đế quốc ở phía tây là nước Đại Thực (tức Abbas) bắt đầu quan hệ. Năm 751, nhà Đường và nước Đại Thực xảy ra "Trận chiến Talas", kết quả là nhà Đường thua trận. Từ sau loạn An Sử, thế nhà Đường đã suy nên không còn ảnh hưởng gì ở Trung Á nữa.

Sau khi Đông Đột Quyết bị diệt, người Hồi Hột lại thần phục Đột Quyết rồi sau đó bị Tiết Diên Đà khống chế. Năm 646, quân Đường hợp với Hồi Hột đánh tan Tiết Diên Đà. Năm 682, A Sử Na Cốt Hốt Lộc (阿史那骨咄祿) xưng hãn trên cao nguyên Mông Cổ, Đông Đột Quyết phục quốc (sử gọi là Hậu Đột Quyết), lại có người Khiết Đan mưu cùng Đột Quyết xâm phạm vùng biên giới phía bắc thời Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên bèn cho người sang cầu hòa thân thiết để cải thiện quan hệ với người Khiết Đan và Đột Quyết, nhưng lại chưa thể thành công. Đến năm Thiên Bảo thứ 3 (744) thời Đường Huyền Tông, nhà Đường và Hồi Hột đem quân diệt Hậu Đột Quyết, người Hồi Hột tự kiến quốc. Năm 790, nhà Đường ép tộc này phải đổi danh là Hồi Cốt. Hai bên quan hệ tốt đẹp, cho đến khi xảy ra loạn An Sử, người Hồi Hột theo quân Đường đàn áp loạn, nhân đó tràn vào Lạc Dương, rồi kéo xuống phía nam bắt giết người cướp của và thiêu rụi hàng quán. Cho đến năm Khai Thành thứ 5 (840) thời Đường Văn Tông, Hồi Hột do thống trị vô đạo nên bị người Kiết Tư diệt. Do dần dần dời về nam nên càng gần và phải nương tựa vào tộc Khiết Đan, có dời sang phía tây tới Cam Châu (Cam Châu Hồi Cốt), Tây Châu (Cao Xương Hồi Cốt), Quy Từ (Quy Từ Hồi Cốt), Thông Lĩnh rồi dung nhập vào Cát La Lộc (葛逻禄), tức Kara-Khanid.[26]:95

Thổ Dục Hồn[chú thích 4] do chi hệ tộc Mộ Dung người Tiên Ti, thời Ngũ Hồ thập lục quốc đã dời về phía tây đến vùng cực đông bắc của cao nguyên Thanh Tạng, năm 329 kiến quốc, sử dụng chế độ như của nhà Tấn, do nằm ở vùng địa chính trị đặc thù nên quan hệ với Đông Tấn thường thay đổi, sau trở thành một cường quốc thời Ngũ Hồ thập lục quốc và Nam Bắc triều. Năm Đại Nghiệp thứ năm (609) thời nhà Tùy, bị quân Tùy chiếm lĩnh, đến cuối thời Tùy lại phục quốc. Thổ Dục Hồn lại giáp với 2 thế lực nhà Đường và Thổ Phồn (cùng ở trên cao nguyên Thanh-Tạng), đến thời Mộ Dung Phục Doãn chủ trương có chính sách ngoại giao thân thiện với nhà Đường. Đường Thái Tông đã từng muốn triệu kiến nhưng không thành. Năm 634, nhà Đường bắt đầu đem quân Tây chinh, sang năm, tướng Lý Tĩnh đánh chiếm Thổ Cốc Hồn. Sau đó, Mộ Dung Thuận lên kế vị đã chịu xưng thần với nhà Đường. Thời Mộ Dung Nặc Hạt Bát nhà Đường gả Hoằng Hóa công chúa hòa thân. Năm 663, Thổ Phồn diệt Thổ Dục Hồn. Nặc Hạt Bát chạy đến đến Đường trú ở An Đông châu (thuộc Ninh Hạ ngày nay).

Khu vực tây nam

Tranh "Bộ liễn đồ" của danh họa Diêm Lập Bản,nội dung nói về việc Đường Thái Tông tiếp kiến sứ giả Thổ Phồn

Ở phía tây nhà Đường có một đại quốc đó là Thổ Phồn. Vị tán phổ của Thổ Phồn là Tùng Tán Cán Bố đã đem quân chinh phạt cao nguyên Thanh Tạng và sau đó thu phục các bộ lạc, dùng vũ lực để trở nên hùng mạnh, nước này cũng đến nhà Đường để kết thân.[18] Năm Trinh Quán thứ 15 (641) đời Thái Tông, hoàng đế đã phái Thượng thư Lễ bộ Giang Hạ vương Lý Đạo Tông (李道宗) hộ tống Văn Thành công chúa sang Thổ Phồn kết hôn với Tùng Tán Cán Bố, Tùng Tán Cán Bố ra tận Bách Hải nghênh tiếp. Văn Thành công chúa trở thành hoàng hậu của Tùng Tán Cán Bố, bà cũng có công đưa văn hóa phong vật Trung Hoa truyền nhập vào Thổ Phồn, lại giúp vua quan Thổ Phồn may sửa các loại phục sức tơ lụa. Văn Thành công chúa lúc lấy chồng trang phục có những văn hoa rất tinh xảo, trên đó có cả hình tượng về kiến trúc của Trung Nguyên và pha trộng với hình tượng kiến trúc của Thổ Phồn. Thổ Phồn cũng tham khảo lịch pháp của nhà Đường để chế ra lịch pháp của mình. Từ đó về sau, 2 nước Đường - Thổ Phồn duy trì hơn 20 năm hòa bình, cho đến sau khi xảy ra xung đột kịch liệt.[18]:75 Vào năm Thần Long thứ 2 (706) đời Đường Trung Tông do việc quân sự với Thổ Phồn bất lợi, nhà Đường bèn mở hội thề tại Trường An ký kết mối quan hệ hữu hảo song phương với Thổ Phồn, sử gọi đó là Hội thề Thần Long (神龍會盟, Thần Long hội minh). Sau đó, Đường Trung Tông chấp thuận, cho Kim Thành công chúa (金城公主) gả cho vị Tán phổ Xích Đức Tổ Tán (赤德祖贊), nhưng thực tế ở Thổ Phồn vẫn mạt mã lệ binh,[chú thích 10] tích cực chuẩn bị chiến tranh. Năm 714, Thổ Phồn tiến đến yêu cầu nhà Đường hoạch định lại đường ranh giới nhưng bị nhà Đường cự tuyệt. Hai bên xảy ra giao chiến và cuối cùng Thổ Phồn chiến bại đành phải quay ra chủ động đàm phán cầu hòa.[17]:444

Năm Khai Nguyên thứ 20 (732) đời Đường Huyền Tông, 2 bên lại làm lễ thề, quyết định lấy Xích Lĩnh (赤嶺) làm biên giới. Năm 734 chính thức lập bia. Không lâu sau đó xảy ra loạn An Sử khiến nhà Đường xuống dốc và Thổ Phồn thừa cơ đem quân xâm phạm bành trướng thế lực. Đến thời Đường Đức Tông, Thổ Phồn yêu cầu nhà Đường xác lập lại mối quan hệ cậu cháu của hai nước (vua Thổ Phồn là con cái của công chúa nhà Đường), mà không dùng lễ của một nước xưng thần. Năm 783, 2 nước hội thề tại Thanh Thủy, đó là cuộc hội thề long trọng và đầy đủ cơ bản và hai nước lấy Hạ Lan sơn (賀蘭山) làm ranh giới. Năm 787, nhà Đường lại mở hội minh ở Bình Lương, Thổ Phồn dự định khi diễn lễ thề sẽ ra tay chém cướp, kết quả nhà Đường trừ những quan viên chủ minh ra có hơn 60 người bị bắt giam, quân Đường bị giết đến 500 người, bị bắt nhiều đến 1000 người, sử gọi là "Bình Lương kiếp minh" (平涼劫盟).[20]:146 Năm Trường Khánh thứ 1 thời Đường Mục Tông, nội bộ Thổ Phồn phân liệt suy yếu, bèn trở lại thỉnh cầu hội minh với Đường. Sau đó hai bên gặp nhau tại phía tây Trường An tiến hành lễ, sử gọi đó là Hội thề Trường Khánh (長慶會盟, Trường Khánh hội minh) lấy bia ở địa giới Thanh Thủy làm cương vực. Từ đó về sau 2 nước trở nên quan hệ hòa bình, nhưng cũng do Thổ Phồn bị nội chiến liên miên đến nỗi không còn khả năng tái chiến với Đường được nữa.[18]:75

Vào năm Thiên Bảo thứ 7 (748), Nam Chiếu thống nhất một vùng tây nam bao gồm Vân Nam, Quý Châu, phía nam Tứ Xuyên và nam tiến chiếm lấy khu vực miền bắc nước Miến Điện ngày nay, thậm chí tiến sang chiếm lấy phía bắc nước Lào ngày nay. Nhà Đường và Nam Chiếu một thời đã từng có quan hệ giao hảo nhưng cũng có khi tồi tệ đi. Nam Chiếu đã từng sang tận Thổ Phồn để giao ước, trong một thời gian dài hai nước này đã hợp tác với nhau cùng đem quân đánh nhà Đường. Nhưng từ sau năm 779, liên quân Thổ Phồn và Nam Chiếu đánh Đường thất bại, nguyên khí Nam Chiếu tổn hại nặng, mà Thổ Phồn lại tức Nam Chiếu. Hai nước lại càng kết sâu sự mâu thuẫn. Năm 794 nhà Đường và Nam Chiếu lập hội minh ở núi Điểm Thương (nay là dãy núi Thương Sơn), hai bên kết lập quan hệ tốt đẹp. Nhưng đến sau năm 820, do thấy nhà Đường đang suy nên Nam Chiếu trở mặt bắt đầu chiến tranh bạo loạn. Năm 829, Nam Chiếu huy động quân toàn quốc tấn công nhà Đường. Năm 831 tiến đánh đến Thành Đô, nhưng sau do sợ nhà Đường báo thù nên đành phải giao hảo lại như trước. Hai nước quan hệ khi hòa khi chiến, và sau này lật lọng cho đến lúc Nam Chiếu bị diệt.[26]:98

Khu vực Nam Dương và Tây Dương

Đồ họa vẽ việc đi Tây Trúc thỉnh kinh của nhà sư Huyền Trang

Nhà Đường đối với vùng Đông Nam ÁNam Á như nước Chân Lạp (nay là Campuchia) và Ha Lăng (nay là đảo Java), nước Thất Lợi Phật Thệ (tức Srivijaya, đảo Sumatra), nước Lâm Ấp (trung bộ Việt Nam), Phiếu (Miến Điện), Sư Tử Quốc (Tăng Già La, tức Sri Lanka ngày nay) và Thiên Trúc (Ấn Độ) đều có quan hệ lai vãng về kinh tế văn hóa.

Đường Tam Tạng - tức Huyền Trang hòa thượng sang Tây Thiên Trúc thỉnh kinh pháp, đem về 657 bộ, ông từng sử dụng tiếng Phạn dịch cuốn "Đạo đức kinh" để tặng cho Thiên Trúc. Đồng thời sau khi về Trường An ông đã nhớ tả lại những điều mình biết về Thiên Trúc ghi lại trong sách "Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao tăng truyện" (大唐西域求法高僧傳) và "Nam Hải ký quy nội pháp truyện" (南海寄歸內法傳). Đó là trước tác về quan hệ giữa nhà Đường và Thiên Trúc Tây Vực. Nhà Đường còn cho du nhập vào khúc Bà La Môn của Ấn Độ, dung hợp âm nhạc ca vũ của Thiên Trúc và Trung Hoa lại. Và kiến trúc Phật giáo của nhà Đường cũng tiếp thu theo phong cách của Thiên Trúc.

Ở các vùng Tây Vực có các nước: Khang (康國, tức Samarkand), nước An (安國, của dòng họ Chiêu Vũ Cửu 昭武九), nước Tào (曹國), nước Thạch (石國), nước Mễ (米國), nước Hà (何國), nước Hỏa Tầm (火尋國), nước Mậu Địa (戊地國) và nước Sử (史國) có đến 9 nước đều phái sứ tiết thương nhân sang nhà Đường.

Năm 650 nước Đại Thực (Omeyyad) với nhà Đường đã bắt đầu có mối liên hệ, và sau đó đã thông sứ với nhà Đường đến 36 lần đưa sứ giả. Quân Đường tại Tây Vực và nước Đại Thực cũng có mối giao thiệp, trong Trận chiến Talas quân Đường bị đánh bại, Đại Thực đã bắt sống quân Đường, trong đó có không ít những người giỏi về thợ thủ công nhờ đó giúp nước này chế ra giấy, kĩ thuật chế giấy và một số đồ thủ công đã được truyền sang Đại Thực. Năm Khai Nguyên thứ 3 715 thời Đường Huyền Tông, quốc giáo của nước Đại Thực là Hồi giáo truyền nhập vào Trung Hoa, các luân lý học của Đại Thực, cả ngữ pháp học, thiên văn học, toán học, hàng hải học...đều truyền đến Trung Quốc vào thời này. Đại Thực là nước rộng lớn, thế lực xa rộng đến tận vùng MarocĐại Tây Dương, nhà Đường lúc đó đã có những ảnh hưởng đến Đại Thực qua sự giao thương của các thương nhân, tiếp cận vùng Tây Á, Đông PhiBắc Phi.

Nước Ba Tư từ năm 633 đã bị Đại Thực xâm lược, năm 638 kinh đô Ba Tư là Thái Tây Phong (泰西封, Ctesiphon) rơi vào tay địch. Năm 644 toàn nước Ba Tư bị thôn tính, năm 651 vị quốc vương cuối cùng của Ba Tư bị giết, Ba Tư diệt vong. Quân Đại Thực xông vào các hàng quán của Ba Tư và giết hại rất nhiều người ngoại trừ những tín đồ Hồi giáo, các thương nhân và quý tộc phải dời sang sống trong vùng Tây Vực, đến các vùng thành thị ở duyên hải phía đông Trung Quốc để tiếp tục nghề buôn. Và đến sau hợp thành bộ phận của người Sắc Mụcngười Hồi.[29] Do đó, các Hỏa giáo, Cảnh giáoMani giáo đã được truyền bá rộng rãi đến đất Đường, nhưng không thịnh lắm. Từ khi Trương Khiên thông sang Tây Vực và từ đó phát sinh người Ba Tư truyền nhập trò chơi Polo (một môn thể thao cưỡi ngựa đánh cầu) lưu hành đến nhà Đường, đi sâu vào và được giới quý tộc nhà Đường vui thích. Cuối thời Đường, một người Hồi là Lý Tuần (李旬) đã giới thiệu một loại sách hệ thống về y dược ở bên xứ Ba Tư tên là "Hải dược bản thảo" (海药本草). Nhà Đường cũng có quan hệ giao vãng với một số nước ở vùng Trung Tây Á như Tochari (吐火罗, Thổ Hỏa La) và Đế quốc Đông La Mã.[25]:85。